Hỏi đáp chữa cháy và sơ cứu người tại nơi làm việc

25/11/2019 10:21:42 SA

 

Câu hỏi: Anh/chị đang tham gia quá trình chữa cháy tại nơi làm việc thì bị bắt lửa vào quần áo. Anh/chị xử lý như thế nào? Tại sao? 

Anh/chị có nên nhảy vào hồ bơi, bể chứa hay thùng nước (nếu có) gần đó không?

Trả lời:

- Bình tĩnh, không hoảng sợ, dừng chạy ngay lập tức

- Hãy nằm nhanh xuống sàn nhà hoặc áp mình vào tường phía trước hoặc sau, không lấy tay dập lửa

- Một tay che miệng, một tay che mắt, mũi có thể và lăn qua, lăn lại hoặc cuộn tròn cho tới khi tắt lửa

Lý do: Không được chạy vì gió có thể làm lửa cháy bùng thêm.

Không được nhảy ngay vào hồ bơi, bể chứa hay thùng nước nếu không chắc chắn đó là nơi an toàn vì nước có thể bị nấu sôi do lửa tác động.

 

Câu hỏi: Trường hợp khi chữa cháy anh/chị phát hiện ra nạn nhân bị ngừng thở, anh/chị đưa được nạn nhân ra ngoài thì anh/chị sơ cứu người ngừng thở như thế nào?

Trả lời:

- Nếu nạn nhân ngừng thở nhưng mạch còn đập, tiến hành hô hấp nhân tạo sau đó kêu gọi sự hỗ trợ giúp đỡ và tiếp tục hô hấp cho đến khi nạn nhân bắt đầu tự thở được hoặc đến khi có người đến giúp đỡ.

- Nếu nạn nhân ngừng thở và mạch cũng ngừng đập phải tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực (Người cứu cần thực hiện 1 chu kỳ: 2 lần thổi ngạt sau đó ép tim 30 lần. Dừng lại để kiểm tra tim, phổi nạn nhân. Nếu nạn nhân tự thở được thì dừng thổi ngạt, tim mạch hoạt động lại thì dừng ép tim. Nếu chưa phục hồi thì vẫn cấp cứu theo chu kỳ trên cho đến khi nạn nhân phực hồi hoặc nhân viên y tế đến).